Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số phong tục hay ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Dân tộc Việt Nam với “Nghìn năm văn hiến” có những phong tục rất hay nhân dịp Tết cổ truyền.

1. Đưa Ông Táo về trời

Từ xưa đến nay, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là người Việt từ thị thành đến thôn quê, từ rừng núi hùng vĩ đến đồng bằng cò bay thẳng cánh đều đưa Ông Táo về trời – Tết Táo quân. Trong ngày này, người ta coi đây là ngày “Vua bếp” sau một năm làm việc ở trần gian lên Thiên đình chầu Thượng đế để báo cáo lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, hầu như mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "Ông Táo ".

Thông thường, mỗi gia đình thường mua hai mũ Ông Táo, một mũ Bà Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...
Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.
Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Ngày nay, trong thời đại “Bùng nổ thông tin”, Ông Táo, Bà Táo đã được “Văn tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 hóa” để không còn chỉ đơn thuần báo cáo công việc bếp núc của từng gia đình mà còn “Báo cáo” với Thượng đế những việc “nóng” trong cuộc sống xã hội được thể hiện qua Sớ Táo quân trên các trang báo hoặc trong các Chương trình đặc biệt đêm Giao thừa của các Đài truyền hình TW và địa phương. Âu cũng là việc “Mượn việc xưa đế nói chuyền nay”…

Ảnh minh họa từ internet

2. Dựng cây nêu ngày Tết

Đối với nhiều người trẻ, dựng cây nêu ngày Tết dường như là một cái gì đó… xa lắm rồi. Cây nêu ở đây là cây tre, cây trúc, bương, lồ ô dài khoảng 5 - 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá. Cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng chạp - ngày Táo quân lên chầu trời. Bởi, từ ngày này cho tới đêm giao thừa, Táo quân vắng mặt, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Trên ngọn cây có buộc nhiều thứ như túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ,…. hay treo những vật dụng có tính chất biểu tượng của địa phương, dân tộc như lá phướn, chuông gió. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng. Người ta tin rằng, những vật treo ở cây nêu và những tiếng động là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu. Buổi tối, người ta treo thêm một chiếc đèn lồng để Tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu, ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch là ngày hạ nêu.

Thời xa xưa, tổ tiên người Việt dựng cây nêu với ý nghĩa trừ ma quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ. Nhưng theo thời gian cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu là cầu nối giữa vũ trụ với đất trời. Trong các lễ hội, cây nêu là tiêu điểm tập trung, cố kết tâm thức cộng đồng. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại, tạo nên thế cân bình tuyệt đối trong sự vận hành giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền của năm cũ. Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, cây nêu còn mang triết lý âm dương, bao hàm sự thống nhất và tác động qua lại giữa âm và dương hay sự liên kết giữa động và tĩnh, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất).

Nhịp sống thời công nghiệp 4.0 dường như đã làm cho cây nêu ngày Tết dường như …xa lắm với thế hệ người Việt Nam trẻ tuổi. Tất nhiên, nhịp sống công nghiệp sẽ không thích hợp với những tục lệ của thời kỳ lúa nước. Nhưng, nếu có điều kiện thì việc dựng cây nêu ở những nơi công cộng (đình, chùa, công viên…) cũng là một dịp để giáo dục truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc cho con cháu.

Ảnh minh họa từ internet

3. Chưng mâm ngũ quả

Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.

Ảnh minh họa từ internet

4. Xông đất đầu năm

Mọi người đều mong ước cuộc sống hạnh phúc, an vui. Người Việt cũng không ngoài mong ước trên. Người Việt luôn ao ước có một năm đầy an khang, thịnh vượng và hạnh phúc khi trời đất vào mùa Xuân. Vì thế sự quan trọng của người đầu tiên đến thăm gia đình càng được nhân lên.

Chủ nhà sẽ chọn một người làm “nghi lễ” bước vào nhà mình đầu tiên trong năm mới, vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng Một Tết. Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung.” Đó cũng phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia chủ sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới… Vì thế để chủ động hơn trong việc này, gia chủ cẩn thận sẽ tìm người phù hợp và mượn người ấy đến xông đất cho gia đình mình.

Người đi xông đất, ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc thật đẹp và mang theo một chút quà Tết. Quà ở đây không nhất thiết là quý giá, nhiều hay ít, mà chỉ có tính cách tượng trưng và phụ thuộc vào mức độ quen biết gia chủ thân hay sơ. Nó có thể là một chai rượu Tết, một gói trà ngon, một chiếc bánh chưng hay một phong bánh ngọt…

Xông đất xong còn mừng tiền (mừng tuổi), chủ yếu là cho trẻ con gia chủ. Sau đó chủ nhà cũng hoan hỉ chúc lại vị khách xông nhà và thết đãi một vài món ăn hay thức uống. Chuyện ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà. Mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn đầy hy vọng.

Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút. Tùy nhà, tùy người mà có lời chúc riêng. Nếu nhà có cha mẹ già sẽ chúc “Bách niên giai lão,” “tăng phúc tăng thọ;” nếu là người buôn bán thì mong “buôn may bán đắt,” “làm ăn phát đạt,” “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái;” gặp trẻ em thì mừng các bé “hay ăn chóng lớn,” “tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 hành đỗ đạt”…

5. Chúc Tết

Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng Một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng Hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.

“Mồng Ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.

Ảnh minh họa từ internet

Những phong tục tập quán xưa, theo thời gian có thể sẽ không được in dấu đậm hoặc có thể nó sẽ thay đổi và phát triển với cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên, việc duy trì những phong tục tốt đẹp là việc nên làm để thế hệ trẻ không quên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.


Tác giả: Bùi Qúy Khiêm
Nguồn: Tổng hợp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Văn bản mới