Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

10 khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về dịch Corona

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, lý giải một số thông tin bên lề liên quan tới dịch Corona lan tràn trên mạng xã hội gần đây.

Câu 1. An toàn không khi nhận thư từ hay hàng hóa từ Trung Quốc?

WHO khẳng định an toàn. Mọi người nhận kiện hàng từ Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm virus Corona. Dựa vào những phân tích trước đó, WHO cho rằng virus Corona không thể tồn lại lâu trên các vật dụng như thư từ hay hàng hóa.

Câu 2. Vật nuôi có truyền virus Corona?

WHO cho biết hiện tại, không có bằng chứng cho thấy vật nuôi trong nhà như chó, mèo hay các thú cưng khác có thể nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo mọi người luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Điều này còn bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm khác có thể lây cho người như E.coli hay Salmonella.

Câu 3. Có vaccine phòng bệnh chưa?

Câu trả lời là chưa. Các vaccine chống viêm phổi khác như vaccine phế cầu và Hib không bảo vệ bạn trước chủng mới virus Corona. Virus này rất mới và khác biệt, cần có vaccine riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển vaccine 2019-nCoV và WHO đang ủng hộ những nỗ lực của họ.

Mặc dù những vaccine trên không có hiệu quả đối với 2019-nCoV nhưng những loại vaccine chống lại các bệnh về đường hô hấp rất được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe bạn.

Câu 4. Rửa mũi bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa virus Corona?

Câu trả lời của WHO là không. Không có bằng chứng nào cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể bảo vệ mọi người không bị nhiễm chủng mới virus Corona.

Có một số bằng chứng rất hạn chế cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối không được chứng minh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp.

Câu 5. Nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa virus Corona?

Câu trả lời là không. Không có bằng chứng cho thấy sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn không bị nhiễm chủng mới virus Corona. Nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong khoang miệng và nước bọt của bạn trong một vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng giúp bạn không bị nhiễm 2019-nCoV.

Câu 6. Ăn tỏi giúp ngăn ngừa virus Corona?

Tỏi là thực phẩm lành mạnh, có đặc tính kháng khuẩn, song không có bằng chứng cho thấy ăn tỏi giúp “né” được virus Corona.

Câu 7. Bôi dầu mè giúp ngăn chặn virus Corona?

Câu trả lời là không. Dầu mè không giết chết chủng mới virus Corona. Có một số chất khử trùng hóa tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 có thể giết chết 2019-nCoV, có thể kể đến thuốc tẩy và chất khử trùng dựa trên Clo khác, dung dịch chứa 75% ethanol, acid peracetic, chloroform.

Tuy nhiên, nếu bạn bôi chúng lên da hoặc đặt dưới mũi, mức tác động lên virus là ít hoặc không có tác dụng. Hơn nữa bạn có thể gặp nguy hiểm vì nhiều hóa chất có hại cho con người khi tiếp xúc trực tiếp.

Câu 8. Người trẻ tuổi sẽ thoát được virus Corona?

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm 2019-nCoV. Những người già và người có bệnh nội khoa (tim, tiểu đường, hen suyễn) dường như bệnh nặng hơn khi nhiễm virus Corona.

WHO khuyến cáo mọi người cần tự bảo vệ mình như tuân thủ các biện pháp dự phòng.

Câu 9. Thuốc kháng sinh giúp chặn và điều trị virus Corona?

Câu trả lời là không. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc chống lại virus Corona vì nó là virus. Người nhiễm bệnh có thể được cho dùng kháng sinh nhưng là để trị các vi khuẩn đồng nhiễm.

Câu 10. 2019-nCoV có thuốc điều trị đặc hiệu chưa?

Cho đến nay chưa có loại thuốc cụ thể nào được khuyến nghị. Người nhiễm bệnh cần được chăm sóc thích hợp để điều trị triệu chứng và những người bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Các phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang giúp thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu và phát triển với một loạt các đối tác./.


Tác giả: Bùi Qúy Khiêm
Nguồn: Tổng hợp
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Văn bản mới