Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính

Hiện nay, trong một số văn bản hành chính việc viết hoa chưa đúng quy định. Dưới đây, xin giới thiệu quy định về viết hoa trong văn bản hành chính theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/20111 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

1. Viết hoa theo phép đặt câu

1.1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh

Viết hoa trong các trường hợp sau: Sau dấu chấm câu (.); Sau dấu chấm hỏi (?); Sau dấu chấm than (!); Sau dấu chấm lửng (…); Sau dấu hai chấm (:);- Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”);- Khi xuống dòng.

1.2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề

Viết hoa trong các trường hợp sau: Sau dấu chấm phẩy (;);Dấu phẩu (,) khi xuống dòng.

2. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

2.1. Tên người Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết (VD: Trần Hưng Đạo).

2.2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

Trường hợp phiên âm qua âm Hán -Việt: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết (VD: Tập Cận Bình).

Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố (VD: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin).

3. Viết hoa tên địa lý

3.1. Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối (VD: thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Tên đơn vị hành chính gồm danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó (VD: Phường 1, Thành phố Cao Lãnh).

Trường hợp viết hoa đặc biệt (VD: Thủ đô Hà Nội).

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh (VD: Đình Trung; Vũng Tàu; Vàm Cỏ…).

Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết (VD: Tây Nam Bộ; Đông Nam Bộ…).

3.2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam (Hoa Kỳ; bắc Kinh…).

Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài (VD: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…).

4. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức

4.1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam:

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức (VD: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Tỉnh ủy…).

4.2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức đã được dịch ra Tiếng Việt, sau đó viết tắt các từ Tiếng Anh trong ngoặc đơn (VD: Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)….).

5. Một số trường hợp viết hoa khác

5.1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự Nhà nước

VD: Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…

5.2. Tên chức vụ, tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 vị, danh hiệu

VD: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…

5.3. Các danh từ chung đã riêng hóa

VD: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…

5.4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm

VD: ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11;…

5.5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại

VD: Triều Nguyễn, Triều Lê, Triều Trần,…

5.6. Tên các loại văn bản

VD: Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;…

5.7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí

VD: tạp chí Cộng sản; báo Tuổi trẻ;…

5.8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm

VD: tết Nguyên đán; năm Kỷ Mão;…

5.9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

VD: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; lễ Phục sinh; lễ Phật đản;…


Tác giả: Bùi Qúy Khiêm
Nguồn: Tổng hợp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Văn bản mới