Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành giáo dục tăng cường chỉ đạo việc không chia sẻ thông tin không chính thống trên mạng xã hội

Ngày 03/4/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành văn bản tăng cường chỉ đạo việc không chia sẻ thông tin không chính thống trên mạng xã hội.

Theo đó, trong thời điểm hiện nay, khi dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, nhiều thông tin trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, …) đã thông tin không chính xác về dịch bệnh  Covid – 19. Trong các văn bản chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, Sở GDĐT đã yêu cầu công chức, viên chức, người lao động (CC, VC, NLĐ)  và tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 sinh, tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 viên (HS, HV) thận trọng khi chia sẻ thông tin về dịch bệnh Covid - 19, không chia sẻ thông tin có liên quan trên mạng xã hội khi chưa được kiểm chứng. Chỉ thông tin những nội dung chính thống từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp thực hiện chưa đúng chỉ đạo trên. Các vi phạm trên tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng đã ảnh hưởng đến việc chỉ đạo thực hiện các công việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 của ngành. Để khắc phục tình trạng trên, Sở GDĐT yêu cầu Trưởng phòng các Phòng GDĐT và Thủ trưởng các đơn vị tăng cường chỉ đạo việc không chia sẻ thông tin không chính thống trên mạng xã hội, cụ thể:

1. Thông tin đến CC, VC, NLĐ và HS, HV quy định hiện hành của pháp luật về sử dụng mạng xã hội để biết và thực hiện nghiêm chỉnh: Khoản 7, Điều 4, Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên: “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.”; Điểm d, Khoản 1, Điều 8, Luật An ninh mạng nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;”.

Các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm

 - Xử lý hình sự: Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid - 19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ Luật hình sự; Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự; Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid - 19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự.

- Xử phạt hành chính: Trước khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 15/4/2020) thì tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa có điều khoản riêng về xử phạt đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội mà quy định xử phạt chung đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật (không phân biệt kênh đưa thông tin). Căn cứ khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp như sau: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác. Từ ngày 15/4/2020, các quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 101 Nghị định này quy định rõ hơn về mức phạt đối với hành vi tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội, cụ thể: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân; Ngoài việc phạt tiền, người có hành vi vi phạm buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Đối với người có hành vi vi phạm như tung tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh Covid - 19 trước ngày 15/4/2020, nhưng bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo khoản 2 Điều 123 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

2. Yêu cầu  CC, VC, NLĐ và HS, HV nghiêm chỉnh thực hiện quy định hiện hành của pháp luật về sử dụng mạng xã hội nói chung – chia sẻ thông tin về dịch bệnh Covid – 19 nói riêng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo các quy định hiện hành về xử lý kỷ luật đối với CC, VC, NLĐ và HS, HV ngoài các biện pháp cơ quan có thẩm quyền đã xử lý./.


Tác giả: Bùi Quý Khiêm
Nguồn: VP Sở
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Văn bản mới