Một số lưu ý về pháp luật có liên quan đến phòng, chống dịch Covid – 19
Hiên nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa hiểu rõ các quy định pháp luật có liên quan. Chúng tôi xin giới thiệu một số quy định của pháp luật về phòng, chống dịch Covid – 19 có lien quan để nhà giáo, tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 sinh, tạo tài khoản bet365_bet365 là gì_bóng rổ bet365 viên biết và thực hiện nghiêm túc.
1. Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1.1. Tại Khoản 3, Điều 7 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định: ‘ Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.”.
1.2. Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8:
“ 1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
1.3. Khoản 4, Điều 12: Trách nhiệm của Bộ GDĐT trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định: “ Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung giáo dục phòng, chống bệnh truyền nhiễm kết hợp với các nội dung giáo dục khác”.
1.4. Khoản 4, Điều 23: Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất”.
1.5. Điều 49: Tổ chức cách ly y tế quy định:
“1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.
2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
3. Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.”.
1.6. Khoản 1, Điều 51: thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch quy định: ´Người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân sau đây: a) Trang bị bảo vệ cá nhân; b) Sử dụng thuốc phòng bệnh; c) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh; d) Sử dụng hoá chất diệt khuẩn, hoá chất phòng trung gian truyền bệnh.”.
2. Xử phạt hành chính về hành vi đưa, chia sẻ thông tin không chính xác về dịch Covid – 19
2.1. Trước khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 15/4/2020) thì tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa có điều khoản riêng về xử phạt đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội mà quy định xử phạt chung đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật (không phân biệt kênh đưa thông tin).
Căn cứ khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp như sau:
“Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
- Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.”.
2.2. Từ ngày 15/4/2020, các quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 101 Nghị định này quy định rõ hơn về mức phạt đối với hành vi tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội, cụ thể:
“ Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân.
Ngoài việc phạt tiền, người có hành vi vi phạm buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.”
Đối với người có hành vi vi phạm như tung tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh Covid-19 trước ngày 15/4/2020, nhưng bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo khoản 2 Điều 123 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)